Lưu trữ

Archive for the ‘Sự kiện – Bình luận’ Category

Nhiều sai lầm, lệch lạc trong bài viết trên giường bệnh của ông Lê Hiếu Đằng

Tháng Chín 30, 2013 Bình luận đã bị tắt

Trong bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” (SNTNNNB) của ông Lê Hiếu Đằng (LHĐ) được ông Huệ Chi biên tập và post lên mạng có nhiều điều cần phải làm rõ.

Xem chi tiết…

Trang hào hùng và chất huyền thoại của nhà cách mạng Lê Hồng Phong

Tháng Chín 6, 2012 Bình luận đã bị tắt

Hôm nay (6/9), tròn 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (6/9/1902 – 6/9/2012). Trong một nghiên cứu mới công bố, GS, TS Đỗ Quang Hưng cho rằng, Lê Hồng Phong không chỉ là một nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất của Đảng ta, cuộc đời ông còn có “những trang hào hùng, pha chất huyền thoại”.

Trang hào hùng gắn với cuộc đời cách mạng, còn chất huyền thoại bởi anh trở thành sĩ quan phi công Việt Nam đầu tiên với những khóa huấn luyện đặc biệt. Một chiến sĩ quốc tế nổi tiếng, nhà cách mạng vững vàng, uyển chuyển như thế lại đồng thời là người Việt Nam đầu tiên góp những giờ bay của mình trong đội ngũ những phi công Xô viết.

Đánh giá “những trang hào hùng pha chất huyền thoại” chính là nét khám phá mới và độc đáo về Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. Bởi, cuộc đời Lê Hồng Phong được các nhà sử học cách mạng nghiên cứu, nhất là khi Bác Hồ về Quảng Châu (tháng 11/1924). Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đặc biệt chú ý nhóm các nhà cách mạng trẻ tuổi, trong đó có Lê Hồng Phong và những người này là nhân vật nòng cốt cho khóa huấn luyện cách mạng đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc. Dựa trên cơ sở nhóm bí mật này, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tiền thân quan trọng nhất của Đảng ta.

Theo GS Đỗ Quang Hưng, riêng với cán bộ quân sự, cho đến nay, với nguồn tư liệu công bố, chúng ta mới biết chắc có hai nhân vật nổi tiếng được Nguyễn Ái Quốc lựa chọn và gửi tới đất nước Xô viết tiếp tục đào tạo là Lê Hồng Phong và Phùng Chí Kiên. Lê Hồng Phong trở thành người phi công cách mạng Việt Nam đầu tiên trong Quân đội Liên bang Xô viết. Năm 1985, nhà sử học trẻ Xô viết Côbêlép, tác giả cuốn “Đồng chí Hồ Chí Minh” đã công bố một số tư liệu mới về Lê Hồng Phong, cho biết, khi vào học trường hàng không Bôrítxgơlépxcơ ở Lêningrát (nay là Xanh Pêtécbua), Lê Hồng Phong được hướng dẫn làm lại lý lịch. Anh mang tên Lítvinốp, gốc người Trung Á, con một gia đình nông dân nghèo và anh tốt nghiệp trường hàng không với cái tên ấy. Anh trở thành sĩ quan phi công Việt Nam đầu tiên. Tháng 12-1928, Lê Hồng Phong được cấp trên gọi về Mát-xcơ-va nhận một nhiệm vụ quan trọng khác. Tài liệu lưu trữ của Quốc tế Cộng sản, thuộc lưu trữ Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã có những tư liệu rất quý về quãng đời này của anh.

Tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí Lê Hồng Phong gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc ta, trong một giai đoạn đầy thử thách và cam go của cách mạng Việt Nam từ những năm 30 đến đầu những năm 40 của thế kỷ XX. Nhiều di sản quan trọng của Tổng Bí thư có ý nghĩa đặc biệt, điển hình như “Chương trình hành động của Đảng” tháng 6-1932, do đồng chí Lê Hồng Phong khởi thảo và chủ trì thành lập Ban Chỉ huy ở ngoài, tổ chức Ban Trung ương lâm thời. Các nghiên cứu cho rằng, “Chương trình hành động của Đảng” là một văn kiện chính trị quan trọng, trong đó khẳng định sự đúng đắn của đường lối cách mạng Việt Nam được đề ra trong Luận cương chính trị năm 1930, những tổn thất, khó khăn mà Đảng đang gặp phải chỉ là tạm thời, không thể vì thế mà dao động, bi quan, thất vọng. Cùng với việc khôi phục và phát triển hệ thống tổ chức Đảng, đồng chí Lê Hồng Phong đã có những đóng góp quan trọng trong việc khởi xướng và chỉ đạo cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ ở nước ta những năm 1936-1938.

Trong những năm tháng bị giam cầm tại Côn Đảo, trước khi trút hơi thở cuối cùng, đồng chí Lê Hồng Phong còn nói với bạn tù ở các phòng bên: “Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin thắng lợi vẻ vang của cách mạng”. Lòng tin vững chắc đó là nhân tố quan trọng tạo nên những phẩm chất đạo đức cách mạng, lý tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản.

Ngày nay, chúng ta học tập ở những bậc tiền bối như đồng chí Lê Hồng Phong là cần làm rõ những phẩm chất, ý chí, tinh thần và niềm tin vững chắc của người đảng viên cộng sản với cách mạng trước bất kỳ thách thức nào

Đăng Minh
cand.com.vn

APEC 20 – vị thế Việt Nam năng động

Tháng Chín 4, 2012 Bình luận đã bị tắt

Vị thế của Việt Nam trong APEC ngày càng được nâng cao, các thành viên đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam trong năm 2012 và nhất trí ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm vị trí đồng Chủ tịch nhóm công tác APEC về đối phó với tình trạng khẩn cấp nhiệm kỳ 2012-2013.

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin và phu nhân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân sẽ tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 20 tổ chức tại Vladivostok, Liên bang Nga từ 6/9 đến 9/9.

Với chủ đề “Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng”, các hoạt động của APEC năm 2012 sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm của APEC đóng góp cho sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực và thế giới. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt với APEC và khu vực, được tất cả thành viên và cộng đồng quốc tế trông đợi. Với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao 21 thành viên, Hội nghị sẽ thảo luận nhiều vấn đề lớn về kinh tế thế giới và khu vực, thông qua các biện pháp hợp tác thiết thực nhằm thúc đẩy tăng trưởng, liên kết kinh tế và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.

Cách đây 6 năm, Việt Nam đăng cai thành công Hội nghị APEC 14 và đây là sự kiện quốc tế lớn nhất được tổ chức tại Việt Nam. Chính từ Hội nghị APEC 14, diễn đàn hợp tác kinh tế này được nâng thêm một cấp độ mới, tập trung xây dựng một đại gia đình châu Á – Thái Bình Dương tràn đầy sức sống, phồn vinh và hài hoà hơn. Kết quả phong phú của Hội nghị APEC 14 tại Hà Nội một lần nữa chứng tỏ APEC đã tiến gần hơn tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng APEC lớn mạnh hơn, năng động hơn.

Trong 14 năm kể từ khi gia nhập APEC (11/1998), Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm của diễn đàn, chủ động thúc đẩy hợp tác APEC trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và các hợp tác khác. Việt Nam cũng đã đăng cai tổ chức thành công hơn 70 sáng kiến và hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kỹ thuật, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp, chống chủ nghĩa khủng bố… Việt Nam đã chủ động, tích cực đóng góp cho hoạt động của các nhóm công tác, xây dựng các Chiến lược và Kế hoạch hành động của APEC trong tất cả các lĩnh vực, thực hiện nghiêm túc các cam kết của APEC, chủ động đề xuất nhiều sáng kiến mới, đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch Nhóm công tác y tế kỳ 2009-2010. Bước vào năm 2012, nét nổi bật là lần đầu tiên chúng ta được các thành viên tín nhiệm bầu vào vị trí đồng Chủ tịch nhóm công tác APEC về ứng phó với tình trạng khẩn cấp.

Việt Nam tham gia APEC 2012 có nhiều nét mới với mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga tiếp tục được đẩy mạnh sau chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Liên bang Nga tháng 7 vừa qua. Bên cạnh đó, vị thế của Việt Nam trong APEC ngày càng được nâng cao, các thành viên đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam trong năm 2012 và nhất trí ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm vị trí đồng Chủ tịch nhóm công tác APEC về đối phó với tình trạng khẩn cấp nhiệm kỳ 2012-2013.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần này nhằm đẩy mạnh triển khai đường lối đối ngoại, tiếp tục phát huy vai trò của Việt Nam trong diễn đàn APEC thông qua tích cực đóng góp vào hợp tác APEC và các nội dung lớn của Hội nghị, phát huy những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh; tranh thủ các chương trình hợp tác APEC để phục vụ ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, đồng thời thúc đẩy hợp tác và tranh thủ ủng hộ của APEC trong những vấn đề an ninh, phát triển của Việt Nam

Minh Đăng
cand.com.vn

Độc lập, Tự do, vươn tới tầm cao

Tháng Chín 2, 2012 Bình luận đã bị tắt

Kỷ niệm 67 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam:

Chúng ta hãy chứng tỏ niềm tin và tình yêu đất nước của mình bằng cách làm việc để xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lúc sinh thời Bác Hồ hằng mong ước.

Cách đây 67 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới, chói lọi nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, tự do, làm chủ đất nước; nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành nước độc lập, tự do và dân chủ.

Trải qua 67 năm, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã lập nên những chiến công hiển hách trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới, đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển; dân chủ được mở rộng; đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân, ngày càng được cải thiện; quốc phòng – an ninh được giữ vững; uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Việt Nam thoát khỏi nhóm nước nghèo nàn, lạc hậu, bước vào nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp (hiện, GDP đạt khoảng 119 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người 1.300 USD/năm, mức tăng trưởng những năm gần đây trên dưới 6%).

Thế giới đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với những biến động bất trắc khó lường, tiềm ẩn cả những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ, tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại có bước tiến nhảy vọt và xu thế toàn cầu hóa tác động đến mọi quốc gia và các quan hệ quốc tế trong thế giới đương đại. Bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển thì cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra gay gắt, quyết liệt. Xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc, chạy đua vũ trang, chiến tranh cục bộ, khủng bố, bạo loạn lật đổ vẫn là mối đe dọa độc lập, chủ quyền, an ninh của các quốc gia dân tộc trên thế giới.

Đối với nước ta, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm hướng lái nước ta theo quỹ đạo TBCN. Các thế lực thù địch đã và đang triệt để khoét sâu những khó khăn yếu kém của chúng ta để thực hiện cho âm mưu chiến lược của chúng. Vì vậy, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay không chỉ chống giặc ngoại xâm mà còn chống cả “thù trong” và những nguy cơ nội sinh; không chỉ chống các loại hình chiến tranh xâm lược vũ trang mà còn chống cả các loại hình chiến tranh xâm lược phi vũ trang. Chống “tự diễn biến” ở bên trong là một nội dung hết sức quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia ngày nay.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”. CAND ra đời đúng ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và đó là sự lựa chọn của lịch sử, khẳng định vị thế tất yếu của lực lượng chuyên chính cách mạng. Ngày nay, xác định nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội là hết sức nặng nề, lực lượng CAND tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng lực lượng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Năm nay, chúng ta kỷ niệm Quốc khánh trong bối cảnh mới: Cả nước triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 lần này chính là bước cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong bối cảnh tình hình mới, đặc biệt với cách làm có nhiều đổi mới, từ nhóm giải pháp kiểm điểm, phê bình đến nhóm giải pháp về tổ chức và sinh hoạt Đảng; nhóm giải pháp cơ chế, chính sách; nhóm giải pháp chính trị, tư tưởng. Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh; Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy Đảng, cán bộ chủ chốt, nhất là cấp trung ương, người đứng đầu làm trước và phải thật sự gương mẫu để cho các cấp noi theo, quyết liệt, không để rơi vào trì trệ, hình thức…, Nghị quyết được kỳ vọng sẽ thực sự tạo chuyển biến căn bản.

Tự hào với quá khứ và những thành tựu vẻ vang, nhưng chúng ta cũng nhận thức đúng các thách thức trước mắt và lâu dài. Trong bài viết nhân dịp Quốc khánh năm nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đúc kết: “Nếu đất nước, dân tộc đã từng hun đúc ngọn lửa để chúng ta hy sinh xương máu, vượt qua biết bao “bão dông”, “nắng lửa” trong thiên tai và địch họa của “một thời đạn bom”, chúng ta phải làm mọi cách để giữ gìn những giá trị đó và làm cho đất nước trở nên tươi đẹp trong “một thời hòa bình”.

Chúng ta hãy chứng tỏ niềm tin và tình yêu đất nước của mình bằng cách làm việc để xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lúc sinh thời Bác Hồ hằng mong ước. Không có gì chưa hoàn thiện mà chúng ta lại không có thể làm cho nó ngày càng hoàn thiện hơn bằng lòng yêu nước chân chính”

PV
cand.com.vn

Muôn triệu trái tim hướng về Ba Đình trong ngày thu lịch sử

Tháng Chín 2, 2012 Bình luận đã bị tắt

Dịp 2-9 năm nay thật ý nghĩa khi lại trùng vào dịp lễ Vu lan báo hiếu. Vì thế, dòng người từ khắp mọi miền đất nước và kiều bào ở nước ngoài về với Thủ đô Hà Nội cũng đông hơn, để được viếng Lăng Bác, thăm Phủ Chủ tịch, thể hiện niềm biết ơn thành kính trước công lao to lớn của Bác Hồ và thăm những di tích lịch sử đã làm nên diện mạo của Thủ đô một nước độc lập với niềm tự hào sâu sắc.

Bất chấp cái nắng cuối thu có phần oi ả, từ sáng sớm, hàng ngàn người dân đã xếp hàng dài trên con phố Ngọc Hà, chờ đợi giây phút thiêng liêng được vào viếng Bác. Dòng người nối nhau đi chầm chậm, lặng lẽ, với niềm thành kính. Những gương mặt ở nhiều lứa tuổi, vùng miền, nhưng đều chung tình cảm kính yêu vô hạn dành cho vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc.

Bởi vào những ngày lễ lớn, vào Lăng viếng Bác là điều chẳng thể ai quên, để thể hiện tình cảm dành cho vị Cha già kính yêu luôn sâu đậm trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Riêng sớm ngày 1/9, gần 2.000 đại biểu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TP Hà Nội… đã thành kính đặt vòng hoa viếng Người. Nhiều trường học, chỉ những học sinh là con ngoan, trò giỏi, mới được vinh dự về thăm Lăng Bác.

Dòng người vào viếng Bác trong dịp Tết Độc lập lần thứ 67. Ảnh: Thiện Hoàng.

Cô giáo Nông Thị Vượt, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thông Huề, Trùng Khánh, Cao Bằng, quên cả mệt mỏi của chặng đường mấy trăm km từ biên giới phía Bắc về viếng Bác và hân hoan chia sẻ: “Đây là không gian thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam và bè bạn quốc tế đều mong được một lần đến thăm. Chúng tôi đều bộn bề cảm xúc khi vào Lăng viếng Bác đúng vào ngày giỗ của Bác, lại được đặt chân lên mảnh đất Người đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Chúng tôi còn được tham quan nhà sàn của Bác, các hình ảnh và kỷ vật về Bác, gia đình Bác v.v… Mỗi lần thăm Lăng, là mỗi lần chúng tôi được bồi đắp tình cảm thân thương với Bác. Để yêu kính Người hơn, cũng để thấy lòng trong sáng hơn, vững tin hơn trên mọi bước đường. Quá khứ tự hào ùa về. Đó thực sự là những bài học giáo dục truyền thống có giá trị hơn mọi bài giảng.”

Rất nhiều đơn vị thanh niên cũng đưa các bạn trẻ về viếng Bác trong dịp này, như một cách khơi gợi truyền thống đầy ý nghĩa: Tuổi trẻ Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về ATXH, Đoàn thanh niên Phòng PA69 Công an TP Hà Nội, Đoàn thanh niên Tổng cục CNQP, học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự v.v… Không chỉ các đoàn đại biểu của các tỉnh, các đơn vị, cơ quan Nhà nước, nhiều dòng họ, gia đình cũng đưa con cái về đây trong ngày Tết Độc lập, như một cách nhắc gợi truyền thống nhẹ nhàng và sâu sắc: dòng tộc họ Phạm huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, gia đình ông Đoàn Đức Hòa 11/115 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội. Cùng với những người dân “con Lạc cháu Hồng”, rất nhiều du khách quốc tế trong Đoàn cán bộ Hậu cần QĐND Lào, đoàn khách du lịch Australia cũng bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước người con thiên tài của dân tộc Việt Nam.

Nhà sàn Bác Hồ trong khu di tích Phủ Chủ tịch là địa chỉ hấp dẫn với đồng bào cả nước và khách quốc tế. Ảnh: Duy Hiển.

Hoàng thành Thăng Long dịp này cũng tấp nập du khách trong và ngoài nước đến để tận mắt ngắm nhìn Di sản văn hóa của nhân loại, nơi là vị trí trung tâm quyền lực của nhiều vương triều xuyên suốt chiều dài lịch sử 13 thế kỷ với nhiều điểm nhấn: Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu với những tầng văn hóa sâu đậm, điện Kính Thiên, Đoan Môn, Cột cờ Hà Nội, đặc biệt là di tích cách mạng nằm trong Hoàng Thành với căn hầm ngầm độc đáo là nhà D67 Khu A Bộ Quốc phòng, nơi Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử: Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Tổng tiến công năm 1975.

Ông Trần Văn Ngọ từ Huế ra thăm Hà Nội, cho biết: Thăm Hoàng Thành Thăng Long, tôi thật tự hào với văn hóa Việt, khi đây là một di sản hiếm có trên thế giới về sự phát triển chính trị, văn hóa liên tục dài lâu. Di sản này còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa đã đứng lên giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mà vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không thể phủ nhận.

Một điểm nhấn ở Hà Nội thu hút du khách trong dịp Tết 2-9 là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Rất đông người về đây, để được tận mắt ngắm tấm bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, để lạc quan hơn trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước. Các châu bản thời Nguyễn cũng làm nên sức hút kéo du khách tìm về triển lãm ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, đủ thấy tình yêu đất nước luôn nồng cháy trong trái tim mỗi người dân đất Việt.

Trời thu Hà Nội như cao hơn, xanh hơn, quyến rũ hơn trong niềm tự hào dân tộc, niềm dấu yêu với trái tim của cả nước dâng tràn khắp nơi…

Thanh Hằng
cand.com.vn

Nguyễn Văn Lý và sự hoang tưởng về chính trị

Tháng Tám 22, 2012 Bình luận đã bị tắt

Trong cuộc trao đổi với Đại sứ Michael Michalak, ông Lý đề nghị cải tổ LHQ. Ông Lý cho rằng LHQ không thể một mình lo cho hòa bình nhân loại được. LHQ còn phải cải tổ nhiều. “Tôi có một chương trình cải tổ Liên hợp quốc 300 năm – ông Lý nhấn mạnh – chứ không thể sớm hơn được. Tạm thời lúc này phải nhờ các tôn giáo giúp thêm cho hòa bình nhân loại”.

>> Phải xử lý nghiêm những hành vi nguy hiểm, phá hoại an ninh quốc gia

Vừa qua, trên mạng Internet và một số phương tiện truyền thông của cộng đồng người Việt ở nước ngoài rộ lên tin tức về sức khỏe của ông Nguyễn Văn Lý, người hiện đang thi hành án bản án 8 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, tại Trại giam Nam Hà.

Một số bản tin miêu tả cứ như được “tận mục sở thị”, trực tiếp trò chuyện với ông Lý trong trại giam và rêu rao ông Lý bị đày đọa đến mức thân thể tàn tạ… Với dụng ý xấu, lời lẽ trong những bản tin này đã xuyên tạc một cách trơ trẽn sự thực đang diễn ra tại Trại giam Nam Hà nói chung và việc ông Lý thi hành án phạt tù nói riêng.

Trong bài viết này, ngoài việc làm rõ tình trạng của ông Nguyễn Văn Lý hiện nay, chúng tôi sẽ đề cập tới một vài ý kiến của ông Lý, mà theo nhiều người thì những ý kiến đó là mang tính hoang tưởng, ngộ nhận về chính trị.

Sự thực về sức khỏe của ông Nguyễn Văn Lý hiện nay

Trên thực tế, đúng là sức khỏe của ông Nguyễn Văn Lý từng có vấn đề. Mới đầu, cán bộ y tế của Trại giam Nam Hà xác định ông Lý có tiền sử cao huyết áp nên đã đưa ra khuyến nghị, đồng thời cấp phát thuốc đầy đủ theo chế độ quy định đối với một phạm nhân trong trại. Tuy nhiên, ông Lý tỏ ra chủ quan với căn bệnh nguy hiểm này, không thực hiện triệt để việc uống thuốc ổn định huyết áp… Vì vậy, trung tuần tháng 5/2009, ông Lý bị tai biến, một buổi sáng trở dậy bị ngã và sau đó bị liệt bên phải người…

Theo Thượng tá Dương Đức Thắng, Giám thị Trại Nam Hà, các cán bộ quản giáo và y tế của trại luôn quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe và bảo đảm điều kiện sinh hoạt của ông Lý. Cũng như những phạm nhân khác, nếu sức khỏe của ông Lý có vấn đề gì, thì sẽ được điều trị tại bệnh xá của trại hoặc các cơ sở y tế khác, kể cả ở các bệnh viện lớn tuyến trên. Chính nhờ sự chăm sóc y tế kịp thời và hiệu quả, ông Lý đã bình phục hoàn toàn. Với những ai có ít nhiều hiểu biết về căn bệnh huyết áp này thì đều ý thức được, nó rất nguy hiểm; đặc biệt, khi đã bị tai biến thì khả năng phục hồi hoàn toàn, là điều cực kì khó khăn…

Ngày 14/10 vừa qua, được sự đồng ý của các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ Mỹ Michael Michalak, đã tới thăm phạm nhân Nguyễn Văn Lý tại Trại giam Nam Hà. Có mặt trong buổi gặp gỡ này, dù đã được Ban giám thị Trại Nam Hà thông báo về sự bình phục của ông Lý, song chúng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên khi tận mắt thấy ông Lý có thể đi lại, nói năng rõ ràng.

Bản thân ông Lý, trong lúc cao hứng còn đứng dậy, đi lại mạnh mẽ mấy vòng trước mặt ngài Đại sứ Michael Michalak, để khẳng định một điều “tôi đã hoàn toàn bình phục”. Tất nhiên, khi trao đổi với ngài Michael Michalak, ông Lý không thể không nói lời cảm ơn chân thành sự chăm sóc y tế kịp thời và hiệu quả của Trại giam Nam Hà…

Ông Nguyễn Văn Lý (bên phải) tại Trại giam Nam Hà (ảnh chụp ngày 14/10).

Trước cuộc gặp của Đại sứ Michael Michalak, hai linh mục Lê Quang Quý và Lê Quang Viên cũng đã tới thăm ông Lý vào trung tuần tháng 9 vừa rồi. Nói chuyện với hai vị linh mục này, ông Lý cho rằng, mình không cần đi bệnh viện, vì “bác sĩ của trại điều trị rất tốt, tư vấn tích cực”. Tinh thần của ông Lý cũng khá ổn định, vui vẻ. Vì thế, sau buổi gặp gỡ, hai vị linh mục đã ghi cảm tưởng vào sổ của Trại: “Nhân chuyến thăm linh mục Lý tại trại Nam Hà, thấy Ban giám đốc trại vui vẻ và cha Lý khỏe mạnh, chúng tôi rất vui và an tâm”. Rõ ràng là, sức khỏe của ông Nguyễn Văn Lý hiện đang rất ổn định và ông được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi của một phạm nhân đang thi hành án phạt tù.

Sự thực nêu trên đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu vu cáo, xuyên tạc tình hình công tác thi hành ánh phạt tù của Nhà nước Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Lý, cũng như mọi phạm nhân khác đều được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Sự hoang tưởng về chính trị của ông Lý

Trước đây, ông Nguyễn Văn Lý đã có nhiều thư gửi các tổ chức, chính khách trong và ngoài nước góp ý kiến về việc này, việc kia, kể cả những việc “ngoài phạm vi nước Việt”. Thiết tưởng, đây cũng là việc tốt, bởi mọi công dân đều phải có nghĩa vụ với cộng đồng và xã hội. Nhưng vấn đề đặt ra là, ý kiến đó đúng hay không đúng? Có thực tế không? Và quan trọng hơn là những việc làm cụ thể để góp sức mình giúp cộng đồng, xã hội và Tổ quốc.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi không đề cập tới những ý kiến của ông Nguyễn Văn Lý trước đây, mà chỉ nêu 2 vấn đề của ông Lý trao đổi với Đại sứ Mỹ Michael Michalak tại cuộc gặp diễn ra ở Trại Nam Hà ngày 14/10/2009.

Sau khi trao đổi với Đại sứ Michael Michalak về tình hình sức khỏe, sinh hoạt trong trại giam, ông Lý tỏ ra rất quan tâm tới vấn đề thành lập một nhà nước thống nhất Israel – Palestin.

Ông Lý nói: “Ngài Đại sứ có thể trực tiếp làm hoặc có thể qua trung gian của các chính khách quốc tế, phải tiếp tục để nhà nước Israel và nhà nước Palestin trở thành một nhà nước mà thôi. Đó mới là hòa bình lâu dài. Vì sự tranh chấp này kéo dài gần 4.000 năm rồi. Nếu như tôi có dịp đi Palestin, đi Israel tôi cũng sẽ làm việc ấy. Ngài phải nhờ một chính khách nào đó đang có điều kiện, thúc đẩy để họ trở thành một nhà nước duy nhất thôi, không có giải pháp thứ hai. Họ đều là con cháu của Abaraham. Tôi rất tiếc rằng không có chính khách quốc tế nào thúc đẩy chuyện ấy cả”…

Trên thực tế, việc thành lập nhà nước Israel – Palestin luôn luôn là vấn đề cực kì phức tạp, khiến cộng đồng thế giới lo ngại sâu sắc và tốn nhiều công sức để giải quyết nhằm tìm kiếm một giải pháp bền vững. Không hiểu ông Lý căn cứ vào đâu mà cho rằng “không có chính khách quốc tế nào thúc đẩy chuyện ấy cả” – tức vấn đề Israel – Palestin.

Chính nhiều đời Tổng thống Mỹ cũng tốn thì giờ, sức lực để thúc đẩy giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, nhiều chính khách quốc tế, những người có tài “kinh bang tế thế” cũng đang lao tâm khổ tứ để kiến tạo hòa bình cho vùng Trung đông và giải quyết triệt để vấn đề Israel – Palestin.

Tiếp đó, ông Lý đề nghị cải tổ Liên hợp quốc. Ông Lý cho rằng Liên hợp quốc không thể một mình lo cho hòa bình nhân loại được. Liên Hợp quốc còn phải cải tổ nhiều.

“Tôi có một chương trình cải tổ Liên hợp quốc 300 năm – ông Lý nhấn mạnh, chứ không thể sớm hơn được. Tạm thời lúc này phải nhờ các tôn giáo giúp thêm cho hòa bình nhân loại. Ngài có quen nhiều, ngài gợi ý cho các vị Tổng giám mục, Hồng y Mỹ lập một tổ chức Từ thiện Liên tôn giáo, gồm Hồi giáo, Phật giáo, Kitô giáo và đừng đặt trụ sở tại Mỹ, đừng đặt tại Roma; nên đặt trụ sở tại Braxin, Australia, Ấn Độ. Và, đừng để Kitô giáo làm chủ tịch, mặc dầu các Hồng y, Tổng giám mục xướng xuất. Phải mời một Hòa thượng Phật giáo, hoặc một chức sắc cao trong Hồi giáo làm chủ tịch”…

Chúng tôi không bình luận gì thêm về “sáng kiến” này của ông Lý, mà chỉ xin nêu ý kiến của ngài Đại sứ Michael Michalak, khi chúng tôi hỏi quan điểm của Đại sứ về việc cải tổ Liên hợp quốc trong 300 năm theo phát biểu của ông Lý. Cuộc trao đổi của Đại sứ Michael Michalak với chúng tôi diễn ra ngay sau cuộc gặp của Đại sứ với ông Nguyễn Văn Lý.

Đại sứ Michael Michalak cho rằng: “À, đó là một ý kiến thú vị đấy. Tôi hi vọng sẽ được tiếp tục thảo luận với ông Lý về vấn đề này. Nhưng việc cải tổ Liên hợp quốc trong 300 năm, thì theo tôi đấy là một quãng thời gian quá dài!”

Trần Duy Hiển
cand.com.vn

Không thể chụp mũ “tự do ngôn luận”

Tháng Tám 21, 2012 Bình luận đã bị tắt

Việc mượn cớ các tổ chức xưng danh nhân quyền hay bất kỳ danh xưng nào khác để viết thư kêu gọi hay thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào nhằm gây sức ép lên cơ quan tiến hành tố tụng của một quốc gia trong xét xử vụ án là hoàn toàn phi lý.

Ít ngày nữa, TAND TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ba bị cáo phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo khoản 2, Điều 88, BLHS. Ba bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Văn Hải (60 tuổi, còn gọi là Hoàng Hải, Hải Điếu Cày), Tạ Phong Tần (44 tuổi, quê Bạc Liêu) và Phan Thanh Hải (43 tuổi, ngụ quận Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh).

Việc xét xử các bị cáo phạm một tội được quy định trong BLHS là công việc bình thường của tòa án. Thế nhưng, trong mấy ngày qua, một số cá nhân, tổ chức nước ngoài đã nhân sự việc này vu cáo chính quyền “vi phạm nhân quyền” mà chiêu bài vẫn chỉ xoay quanh cái gọi là “tự do dân chủ, tự do báo chí”, từ đó có các hành động như viết bài xuyên tạc sự thật trên mạng internet, viết thư gửi các cơ quan quốc tế và tại Việt Nam để gây sức ép.

Hôm 31/7, ba tổ chức của cái gọi là Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights), Liên Đoàn Quốc tế nhân quyền (FIDH, International Federation for Human Rights) và Tổ chức quan sát nhằm bảo vệ người đấu tranh cho nhân quyền (The Observatory for the Protection of Human Rights Defenders) viết thư chung gửi đến một số đại sứ về phiên tòa xử ba bị cáo với lời lẽ thiếu thiện chí, can thiệp vô lý vào công việc nội bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam khi trắng trợn đòi “rút bỏ mọi cáo trạng” đối với ba bị cáo và “tức khắc trả tự do vô điều kiện”.

Xét xử là công việc của tòa án và tòa chỉ quyết định trên cơ sở pháp luật. Không có bất cứ cá nhân, tổ chức nào khác ngoài HĐXX của tòa án được giao trực tiếp xét xử vụ án có quyền can thiệp đến bản án. Đó là nguyên tắc không chỉ đối với luật pháp Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới cũng đều tuân thủ nguyên tắc này khi giao quyền độc lập xét xử cho tòa án. Việc mượn cớ các tổ chức xưng danh nhân quyền hay bất kỳ danh xưng nào khác để viết thư kêu gọi hay thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào nhằm gây sức ép lên cơ quan tiến hành tố tụng của một quốc gia trong xét xử vụ án là hoàn toàn phi lý. Vì vậy, thay cho việc tác động như trên, những thế lực vốn lâu nay mượn áo dân chủ, nhân quyền, chụp mũ “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” cần phải nhận thức và tuân thủ những nguyên tắc sơ đẳng nhất.

Thực tế, việc các bị cáo bị tòa án đưa ra xét xử lần này đã có các hành vi phạm vào Điều 88 – BLHS, các hành vi này thể hiện rõ trong cáo trạng của VKS. Chỉ trong thời gian từ tháng 9/2007 đến tháng 10/2010, đã có 421 bài đăng trên CLB nhà báo tự do, trong đó có 94 bài do thành viên câu lạc bộ viết và 327 bài lấy lại từ các blog, trang web của các tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.

Trong số này, 26 bài được giám định, kết luận: “hầu hết những bài viết đều chứa nội dung, giá trị của sự phê phán trong tinh thần không phải để xây dựng, hoặc cao hơn là lên án, kết án nhằm hướng tới sự cổ động, kích động công luận tham gia đấu tranh thay đổi sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, thay đổi chế độ chính trị, Nhà nước hiện tại nhằm xây dựng một chế độ khác, nhà nước khác… Xác lập và công bố hệ thống quan điểm về thông tin báo chí, ngôn luận của một nhóm nhà báo mệnh danh tự do cố thể hiện mình như là thế lực mới đang được hình thành và từng bước trưởng thành trong lòng Chế độ Cộng sản ở Việt Nam hiện tại nhằm mục đích xây dựng, tập hợp lực lượng chính trị chống đối phục vụ cho âm mưu diễn biến, lật đổ trước mắt và lâu dài”.

Việc viết bài trên các blog, mạng xã hội… với nội dung xuyên tạc, vu cáo, chống chính quyền nhân dân là vi phạm các quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam. Ngay tại nước Mỹ, nơi được cho là “thiên đường tự do ngôn luận”, thì luật pháp các bang ở Mỹ cũng quy định rất rõ vấn đề này và không ít cá nhân vi phạm đã bị bắt, xử lý.

Chẳng hạn, ông James Buss, giáo viên Trường Trung học Milwaukee, bị bắt vì đã vào blog của các nhà chính trị bang Wisconsin với lời bình mang biệt danh “Người quan sát” (Observer) cho rằng, giáo viên Mỹ được trả lương cao nhưng lười biếng và khen vụ một thiếu niên xả súng ở Trường Trung học Columbine làm 12 học sinh và một giáo viên thiệt mạng hồi tháng 4/1999. Cảnh sát cho rằng, hành động của Buss có tính kích động bạo lực trong trường học, tương đương việc nói “có bom trên máy bay”, đồng thời hạ thấp nhân phẩm giáo viên

Đăng Trường
cand.com.vn

Không thể đánh lận giữa tự do tôn giáo và hành vi phạm tội

Tháng Tám 11, 2012 Bình luận đã bị tắt

“Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2011” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố mới đây tiếp tục lặp lại điệp khúc cũ khi có những nhận xét thiếu khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đặc biệt, một số nhận xét, đánh giá có tính định kiến, sai lệch khi cho rằng “quyền tự do tôn giáo bị giới hạn bằng nhiều cách” và “một số tín đồ tôn giáo tiếp tục bị đàn áp hoặc sách nhiễu, cầm tù”…

Những dẫn chứng để đưa ra đánh giá sai lệch nói trên vẫn không có gì khác: dựa vào việc một số đối tượng phạm tội hình sự, bị các cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam điều tra, truy tố, xét xử, tuyên các bản án hình sự theo quy định pháp luật. Trong các viện dẫn đó, có những đối tượng phạm tội đã quá “cũ mặt”, hiện đang chấp hành án tại các trại giam.

Việc đánh giá tự do tôn giáo phải dựa trên tình hình khách quan về đời sống tôn giáo ở một quốc gia, vùng, lãnh thổ, bao gồm cả đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần. Tự do tôn giáo không thể bị đánh lận với một số đối tượng lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phạm pháp, bị điều tra, truy tố, xét xử. Hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau. Khi phạm một tội quy định trong Bộ luật Hình sự, thì dù công dân đó theo hay không theo tôn giáo nào đều chịu sự trừng phạt của pháp luật một cách bình đẳng. Luật pháp bất kỳ quốc gia nào cũng nhằm bảo vệ thể chế chính trị của quốc gia đó và trong Bộ luật Hình sự, nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, chống chính quyền nhân dân (như phản bội Tổ quốc; hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân…) đều bị coi là trọng tội. Luật pháp Việt Nam cũng quy định các điều luật trong Bộ luật Hình sự trên quan điểm pháp lý đó.

Ngay tại nước Mỹ, luật pháp các bang cũng quy định rất rõ hành vi chống chính quyền và chế tài xử phạt tương ứng. Đặc biệt, các tòa án ở Mỹ cũng rất nghiêm khắc đối với các hành vi chống chính quyền. Chẳng hạn, hồi tháng 2/2012 vừa qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Mỹ đã bắt giữ 7 thành viên của nhóm Hutaree (tên thổ ngữ mà những người trong nhóm tự đặt ra) vì có hành vi chống lại chính quyền Mỹ. Nhóm Hutaree có trụ sở tại bang Michigan, đã lên kế hoạch giết một sĩ quan cảnh sát sau khi tấn công một đám tang, nhằm bắt đầu một cuộc nổi loạn, sử dụng vũ khí chống lại chính quyền Mỹ. Khi bị bắt, nhóm này danh xưng “chiến binh Thiên Chúa giáo” và nói rằng họ được quyền làm theo “Chúa”, tự do phát biểu, hội họp.

Trước đó, năm 2010, có tới 9 thành viên khác của nhóm Hutaree cũng bị bắt giữ tại phía nam bang Michigan, bang Ohio và Indiana. Theo Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), các nhóm này luyện tập bắn súng và chế bom trong rừng từ năm 2008, Hutaree tự xưng là “chiến binh Thiên Chúa giáo”, viện dẫn Kinh thánh để tuyên bố rằng tiên tri đã báo trước sẽ có một lực lượng chống Thiên chúa và đấng Kitô muốn họ chuẩn bị sẵn sàng để tự vệ. Trên trang website tổ chức này có nhiều bài viết bất bình với các chính sách của chính quyền Mỹ. Về vấn đề này, Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder cho rằng, cuộc vây bắt nhóm Hutaree là một cú đánh mạnh vào một tổ chức nguy hiểm lợi dụng tôn giáo để chống nước Mỹ…

Rõ ràng, nước Mỹ khi tự nhận là họ đảm bảo về tự do tôn giáo thì ở đây cũng có sự phân biệt rạch ròi với lợi dụng tôn giáo chống chính quyền. Hành vi danh xưng tôn giáo để tập hợp lực lượng, chống nước Mỹ đều bị cơ quan bảo vệ pháp luật ở các bang bắt, xử lý như vụ việc trên. Vậy thì hà cớ gì, những hành vi lợi dụng tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật, chống chính quyền của một số đối tượng ở Việt Nam, khi bị cơ quan tiến hành tố tụng bắt, xử lý, lại bị đánh lận thành “đàn áp tôn giáo”?

Trong nhiều lần làm việc với cá nhân, tổ chức có trách nhiệm của Mỹ, trong đó có Bộ Ngoại giao Mỹ, phía Việt Nam đã đề nghị cần có cách nhìn đầy đủ, khách quan, tôn trọng sự thật về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Nếu như ngay tại nước Mỹ, việc họ tiếp cận thông tin có những sai lệch, thì Việt Nam đã rất thiện chí khi tạo điều kiện để việc tìm hiểu thực tế tôn giáo đảm bảo khách quan, đầy đủ. Việc đánh giá theo đó cần tuân thủ nguyên tắc và thiện chí này

Đăng Trường
cand.com.vn

Vinh dự cao, trách nhiệm lớn

Tháng Bảy 20, 2012 Bình luận đã bị tắt

Ngày 20/7 năm nay nhân dân cả nước nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng phấn khởi đón chào 50 năm Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962 – 20/7/2012). Chúng ta xin gửi tới những cán bộ, chiến sĩ CSND các thế hệ niềm tự hào và vinh dự lớn lao đã khắc sâu dấu ấn trong lịch sử và truyền thống hào hùng của lực lượng CAND và của đất nước.

Đất nước đã trải qua bao thăng trầm, gian lao nhưng đầy quyết liệt của ý chí tiến công cách mạng. Từ những ngày đầu dựng nước, tình cảnh như “ngàn cân treo sợi tóc”, đến hai cuộc kháng chiến thần thánh rồi tiếp theo công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước mà thử thách gian lao không kém phần gay go quyết liệt. Lúc nào an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân cũng đặt ra cấp thiết, lúc nào cũng cần đến tinh thần chiến đấu quả cảm, cần đến sự hy sinh quên mình của những người Cảnh sát, thực hiện theo đúng 6 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là những Công an “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Hôm nay lần giở lại những trang truyền thống, nhớ lại những vụ án lớn, những chiến công tiêu biểu xuất sắc, từ vụ án ở phố Ôn Như Hầu (1946) đến hàng trăm vụ án nổi tiếng về hình sự về buôn bán ma tuý lớn, buôn bán phụ nữ và trẻ em, về tham nhũng tiêu cực, các vụ án tội phạm nghiêm trọng xuyên quốc gia và xuyên quốc tế… Vụ án nào, ở đâu cũng đầy nguy hiểm, rủi ro nhưng lực lượng CSND đã luôn thể hiện ý chí kiên cường lập công xuất sắc, quyết tâm đảm bảo trật tự an toàn – xã hội trong mọi tình huống, giữ vững cuộc sống bình yên của nhân dân, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của đất nước. Trong tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, Việt Nam vẫn được bạn bè quốc tế và cả thế giới coi là điểm đến của sự bình yên và ổn định. Điều đó càng nói lên ý nghĩa to lớn về sự đóng góp của lực lượng CSND. Và chúng ta càng ghi nhớ công lao và sự hy sinh của biết bao CSND cho sự bình yên hôm nay.

Trải qua bao thử thách, hy sinh, lực lượng CSND đã trưởng thành về mọi mặt, đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh, nhiều đơn vị và cá nhân đã được Nhà nước trao tặng các danh hiệu cao quý và nhiều huân, huy chương các loại… Phần thưởng cao nhất là lực lượng CSND đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin yêu, trở thành hình ảnh gần gũi thân thương trong cuộc sống bình yên hằng ngày của chúng ta.

Cuộc đấu tranh chống tội phạm ngày nay đang trở nên rất quyết liệt, xu hướng hoạt động của các loại tội phạm đang gia tăng về mọi mặt, nguy hiểm và đầy thách thức liên quan đến trong nước và nước ngoài. Giữ vững cuộc sống bình yên của nhân dân, an toàn trật tự xã hội đang đòi hỏi sự bền bỉ quyết tâm, sự hy sinh hết mình của CSND. Điều đó cũng nói lên rằng tự hào càng cao trách nhiệm càng lớn. Chúng ta tin rằng với truyền thống tự hào 50 năm, thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy, thực hiện cuộc vận động lớn “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, tiếp thu những điều nhân dân gửi gắm và mong muốn, lực lượng CSND sẽ tiếp tục đi lên đạt những thành tựu mới, xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng và nhân dân

Thiếu tướng Phạm Văn Thạch
cand.com.vn

Giữ an ninh trong xu thế đối thoại

Tháng Bảy 13, 2012 Bình luận đã bị tắt

Giữ gìn an ninh quốc gia trong thời đại ngày nay có nhiều điểm khác trước. Xu thế hòa bình, hợp tác, đối tác, đối thoại đan xen trong một chủ thể, đòi hỏi lực lượng an ninh vừa nắm vững nghiệp vụ, vừa linh hoạt, khôn khéo để “dĩ vạn biến, ứng vạn biến”.

Hôm nay, 66 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân (12/7/1946 – 12/7/2012). Hơn sáu thập kỷ đấu tranh cách mạng, dù lúc đất nước có chiến tranh hay ngày nay khi đã hoà bình, phát triển thì trận tuyến đấu tranh của lực lượng An ninh vẫn không một ngày ngơi nghỉ, vô cùng cam go, quyết liệt và ngày thêm phức tạp bội phần. Lực lượng An ninh được tôi luyện và trưởng thành, đã khẳng định bằng những thành tựu và chiến công trong suốt chiều dài lịch sử. Kế thừa và phát huy thắng lợi từ chặng đường đầu tiên, trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, lực lượng An ninh đã dựa vào nhân dân, sát cánh cùng lực lượng vũ trang, triển khai thắng lợi các nhiệm vụ đấu tranh chống phản cách mạng, góp phần cùng quân và dân ta đánh lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận kẻ thù để đi đến thắng lợi hoàn toàn. Trong giai đoạn lịch sử ấy, các trinh sát hoạt động bí mật ở các vùng địch tạm chiếm liên tục tổ chức các hoạt động diệt ác, phá tề, phá chính quyền cơ sở của địch. Hàng trăm tổ chức, ổ nhóm gián điệp và chỉ điểm do cơ quan tình báo Pháp đánh sâu vào hậu phương ta hoặc các căn cứ kháng chiến đều bị bóc gỡ; hàng chục tổ chức phản động có số đông người tham gia, dựa vào giặc ngoại xâm, vũ trang chống cách mạng lần lượt bị trấn áp.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng An ninh miền Bắc đã chủ động xây dựng và củng cố vững chắc phong trào “bảo mật phòng gian”, phong trào “bảo vệ trị an” để triển khai đồng bộ công tác phòng và chống phản cách mạng; củng cố vững chắc an ninh các vùng xung yếu, quét vét tận gốc rễ cơ sở của bọn phản cách mạng và từng bước loại trừ những điều kiện mà kẻ địch có thể lợi dụng. Khám phá hàng chục tổ chức, ổ nhóm gián điệp hết sức nguy hiểm, đánh bại âm mưu tung gián điệp ra miền Bắc qua nước thứ ba của cơ quan tình báo Mỹ – ngụy, xây dựng thế trận an ninh toàn dân, đánh đuổi các toán biệt kích xâm nhập bằng đường biển vào các tỉnh duyên hải, các biệt kích xâm nhập qua biên giới Việt-Lào vào các vùng rừng núi phía Bắc và Tây Bắc; bắt và diệt nhiều toán xâm nhập bằng đường không, thu hàng trăm tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. Để có được thành tích đó, các thế hệ An ninh nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã cống hiến không mệt mỏi. Hàng ngàn đồng chí, đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất mẹ của chiến trường năm xưa. Hàng ngàn đồng chí, đồng đội còn đang mang trong mình di chứng của chiến tranh, mất mát từ chiến tranh.

Sau năm 1975, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bước vào chặng đường cách mạng mới, lực lượng An ninh lại tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu với tính chất gay go quyết liệt, phức tạp bội phần. Do kết hợp chặt chẽ giữa vận động quần chúng với tổ chức đấu tranh nhiều chuyên án lớn nên đến năm 1992, chúng ta đã giải quyết cơ bản vấn đề Fulro, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong vận dụng giải quyết vấn đề “Nhà nước ĐeGa” và “Tin lành ĐeGa” ngày nay. Cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, các thế lực thù địch tập trung mũi nhọn tiến hành “diễn biến hoà bình” tấn công trên mọi lĩnh vực hòng xoá bỏ Đảng Cộng sản, lật đổ Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam. Phát huy truyền thống và kế thừa kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, lực lượng An ninh đã chủ động nắm chắc âm mưu của địch và tổ chức đánh địch từ xa, từng bước đẩy lùi, vô hiệu hóa và đập tan các hoạt động chống phá của kẻ thù. Lực lượng An ninh đã khám phá hàng chục chuyên án lớn, làm thất bại hoàn toàn các chiến dịch phá hoại của các thế lực thù địch. Ngăn chặn kịp thời hàng chục kế hoạch gây nổ, gây bạo loạn, phá hoại của các tổ chức phản động lưu vong cũng như đấu tranh ngăn chặn âm mưu thành lập tổ chức chính trị phản động.

Ngày nay, các nước hòa trong xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ thể của lực lượng an ninh vừa có thể hợp tác, vừa có thể đấu tranh. Với cách nhìn nhận như vậy, trận tuyến an ninh ngày nay đòi hỏi con mắt và kỹ năng nghiệp vụ của lực lượng An ninh cũng phải tinh thông, khôn khéo để có biện pháp đấu tranh phù hợp

Đ.Trường
cand.com.vn